Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều nhãn hiệu đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ sở hữu nhãn hiệu không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu. Tình trạng này xảy ra tương đối nhiều, đặc biệt là các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, có chỉ định đăng ký đơn vào Việt Nam. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng bất lợi đến các chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự để phát triển thương hiệu tại Việt Nam. Liệu trong trường hợp này có cách nào gỡ rối và tạo cơ hội cho các chủ thể khác có cơ hội được đăng ký và sử dụng nhãn hiệu đó một cách thiết thực hay không?
Câu trả lời là có! Theo quy định tại điều 95 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì một trong những căn cứ để đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là chứng minh được “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”.
Vậy cần thực hiện những thủ tục nào để có thể đăng ký sử dụng lại nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng không hoạt động hoặc dừng hoạt động trong thời hạn dài. Chúng tôi tổng hợp một số nội dung liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:
Tóm tắt nội dung
Chứng minh, Thủ tục, Tư vấn chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu
Chứng minh nhãn hiệu không được sử dụng 5 năm liên tục:
LK & Partners sẽ cùng phối hợp đại diện quý khách hàng để thực hiện thủ tục điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam để chứng minh nhãn hiệu đề nghị chấm dứt hiệu lực không được sử dụng trong 5 năm liên tục trước khi đề nghị chấm dứt.
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương.
Thời gia điều tra: 7-10 ngày làm việc
Thực hiện thủ tục Đề nghị chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
LK & Partners sẽ đại diện quý khách hàng (thông qua hợp đồng uỷ quyền) để thu tập tài liệu, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ và phúc đáp các công văn của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thành phần hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Chứng cứ;
- Giấy uỷ quyền (Theo mẫu của LK & Partners);
- Bản giải trình lý do yêu cầu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Cơ quan tiếp nhận: Cục Sở hữu trí tuệ
Dịch vụ của LK & Partners liên quan đến chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu):
- Tư vấn điều kiện chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn, tra cứu thông tin tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, phúc đáp các công văn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu và chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Báo cáo tiến độ và tư vấn các bước kế tiếp cho khách hàng;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục;
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ LK & Partners để được tư vấn chi tiết.