Để thuận tiện cho việc giao dịch, xúc tiến các hoạt động thương mại để nắm bắt thông tin nhằm cung cấp đến cho khách hàng một các tốt nhất các hàng hóa, dịch vụ của mình nhưng vẫn có thể tập trung chính các hoạt động kinh về trụ sở chính doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện. Sau đây, Luật LK & Partners xin đưa ra một số ý kiến pháp lý về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Tóm tắt nội dung
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/NĐ-CP ngày 04/01/2021
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021
Khái niệm về Văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Theo qui định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp thì “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Cách đặt tên cho văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Về nguyên tắc văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc của công ty do vậy tên của văn phòng đại diện phải luôn đi kèm với tên của công ty và đảm bảo theo các quy định sau:
- Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trongbảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “văn phòng đại diện”.
- Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Giấy Ủy quyền cho Luật LK & Partners thay mặt thực hiện thủ tục.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Một số câu hỏi liên quan đến hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Văn phòng đại diện có được tiến hành các hoạt động kinh doanh trực tiếp phát sinh lợi nhuận không?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty và khác với chi nhánh là văn phòng chỉ được thực hiệc các chức năng về giao tiếp, xúc tiến thương mại. Theo qui định tại khoản 2, điều 44 Luật Doanh nghiệp thì văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Một công ty có thể được thành lập nhiều văn phòng đại diện trên cùng một địa phương không?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định hạn chế số lượng văn phòng đại diện. Do vậy, doanh nghiệp có thể thành lập nhiều văn phòng đại diện trên cùng một địa phương.
Người đại diện theo pháp luật có thể đồng thời là Người đứng đầu văn phòng đại diện được không?
Trong các điều cấm của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì không có quy định cấm một người không được vừa là Người đại diện pháp luật đồng thời là Người đứng đầu văn phòng đại diện. Do vậy, Người đại diện theo pháp luật có thể kiêm làm Người đứng đấu văn phòng đại diện.
Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài của Luật LK & Partners
- Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả và gửi lại khách hàng;
- Thay mặt khách hàng giải quyết các công việc có liên quan đến hồ sơ thành lập văn phòng đại diện.