Thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước đây địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì nay mỗi địa điểm kinh doanh được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng bên cạnh với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động của các địa điểm kinh doanh khác. Đồng thời, năm 2022, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh trong phạm vi cả nước so với trụ sở chính của công ty mẹ.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện, chi nhánh

  • Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
  • Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh được thành lập tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và độc lập so với trụ sở công ty.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên địa điểm kinh doanh:
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh

03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện qua hình thức đăng ký qua mạng điện tử và nhận kết quả thông qua hình thức chuyển phát bưu chính.

Lưu ý về kê khai và nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ năm đầu thành lập, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài bao gồm:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
  • Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

Như vậy, trong năm 2022 nếu doanh nghiệp mới thành lập công ty, sau đó thành lập thêm các địa điểm kinh doanh thì sẽ được miễn thuế môn bài cho công ty và địa điểm kinh doanh được thành lập trong năm 2022. Nhưng nếu công ty thành lập trước năm 2022 nhưng năm 2022 có thành lập địa điểm kinh doanh mới thì không được miễn thuế môn bài của địa điểm kinh doanh năm 2022.

Lưu ý về kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng khi thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh:

  • Nếu địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
  • Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
  • Nếu địa điểm khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty mẹ

  • Địa điểm kinh doanh dù phát sinh hay không phát sinh hoạt động kinh doanh đều kê khai và nộp thuế tại công ty mẹ và không cần mua chữ ký số độc lập cho địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:

  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
  • Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.

Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?

Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Vì được phát sinh hoạt động kinh doanh nên địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0963288291